Chuyển đến nội dung chính

Học thuyết Kinh lạc

 Học thuyết Kinh lạc


Kinh lạc

Khái niệm về kinh lạc

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh  mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, là từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp nơi và đi ở nông.

Kinh mạch là cành lá của tạng phủ, tạng phủ là gốc rễ của kinh mạch. Kinh huyết chu lưu ở trong mạch, lúc chí hợp ở ngoài mạch. Bắt đầu từ thủ thái âm phế, cuối cùng ở túc quyết âm can, chu lưu không ngừng nghỉ không có đầu mối.

Kinh mạch phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, phục phủ, cân mạch cơ nhục v.v… kết thành một chỉnh thể thống nhất. Thiên Kinh mạch sách Linh khu viết: “Kinh mạch là cành lá của tạng phủ, tạng phủ là gốc rễ của kinh mạch. Biết được đường đi của 12 kinh mạch thì biết được âm dương trong ngoài cơ thể, phân biệt được khí huyết, thấy rõ được hư thực; có thể xét được quy luật thuận nghịch, tà chính yên nguy. Sinh lý, bên lý, khoẻ mạnh hoặc phát bệnh đều do kinh lạc. Thầy thuốc giổi cũng ở chỗ đó mà thôi. Biết rõ được kinh mạch thì biết được sự sống chết, điều hoà được hư thực mà biết ý nghĩa kinh mạch”.

Sách Linh khu viết: “12 kinh mạch, đó là tình hình đại khái của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể, có thể tương ứng với hiện tượng tự nhiên về trạng thái sinh lý thì 12 kinh mạch giữ gìn sinh mệnh của con gười, về trạng thái bệnh lý là cơ chế hình thành bệnh tật; cho nên về phương diện điều trị kinh lạc có thể làm chỗ căn cứ cho việc chẩn đoán cũng là chẩn tắc chỉ đạo lâm sàng để tiêu trừ bệnh tật và lý luận cơ bản người mới học tập cần phải nắm vững. Người nghiên cứu sâu về y học biết rõ tinh vi trong đó mới có thể hiểu thấu đáo; thầy thuốc nông cạn cho rằng kinh lạc là dễ hiểu không cần phải học, chỉ cso thầy thuốc cao minh, muốn hiểu được sự tinh vi của con người mới thấy khó mà đạt tới được”.

Chức năng sinh lý của kinh lạc

Tác dụng nuôi dưỡng

Mọi sự nuôi dưỡng của thân thể đều do tinh hoa đồ ăn và khí trời, thông qua sự hoạt động của nội tạng mà chế biến thành các dạng thể dịch luôn luôn luân lưu có thường độ và ôn độ nhất định. Thể dịch đó gọi chung là âm huyết. Thứ làm cho âm huyết luân lưu và có ôn độ gọi là dương khí, dương khí với âm huyết trung hoà vào nhau, hai mà là một, một mà là hai. Đó là theo lẽ âm dương hỗ căn. Dương khí là thứ vô hình chuyển hoá âm huyết; có âm khí thì mới có dương huyết, sự sống mới có công dụng hoá sinh. Các tổ chức hữu hình cũng như công năng vô hình của cơ thể con người luôn luôn nhận được sự nuôi dưỡng của âm huyết và dương khí để vận động biết hoá và phát triển.

Âm huyết và dương khí là tiếng nói chung, tổng hợp lại mà nói chứ tách riêng ra thì nó có nhiều thứ khác nhau; thông qua ngũ tạng lục phủ đóng góp vào để nuôi dưỡng cho những bộ phận khác nhau của cơ thể. Thân thể người ta từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ tâm thần trí tuệ cho đến mọi tổ chức hữu hình… luôn luôn đều cần có ự nuôi dưỡng của âm huyết và dương khí.

Tác dụng liên hệ điều và điều tiết

Thông qua chức năng của hệ kinh lạc mà các cơ quan ngũ tạng, lục phủ, các tổ chức và bộ phận trong cơ thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng và tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Hoạt động của kinh mạch gọi là kinh khí, nhờ sự điều khiển của kinh khí mà sự vận hành của khí huyết được điều hoà, âm dương được cân bằng làm cho hoạt động sống của cơ thể được ổn định.

Hệ thống kinh mạch và lạc mạch phân nhánh dọc ngang, giao nhau trong ngàoi trên dưới, xuất nhập biểu lý, liên thuộc với bản tạng, bản phủ; liên hệ với quan tiết cửu khiếu, cơ nhục bì phu làm cho toàn bọ tổ chức cơ thể liên hệ chặt chẽ với nhau và phối hợp nhịp nhàng thành một thể thống nhất.

Âm dương giao cảm và sự hình thành kinh lạc

Trời có ngũ hành vận hành liên tục, người bẩm thụ lấy mà sinh ngũ tạng, có lục khí để làm đầy tắc trong muôn vật, người bẩm thụ lấy mà có lục kinh. Mỗi tạng phủ đều có một kinh nên hợp lại thành có 6 kinh để ứng với lục khí của trời.

Thiên Kinh biệt sách Linh khu đã nêu lên vai trò quan trọng của 12 kinh mạch trong quan hệ giữa con người và thiên địa ‘con người hợp với thiên địa”. trong có ngũ tạng thuộc âm để ứng với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị; bên ngoài có lục phủ thuộc dương để ứng với lục luật. Lục luật chi ra âm dơng xếp thành loại mà đối chiếu so sánh đã xây dựng nên 3 kinh âm và 3 kinh dương ở tay chân. Những đường kinh mạch phối hợp với 12 tháng, 12 giờ, 12 tiết, 12 dòng sông, 12 kinh mạch. Đó là sự ứng của ngũ tạng, lục phủ với thiên đạo.

Trời có lục khí, người bẩm thụ lấy mà có lục kinh, lục kinh xuất phát từ tạng phủ, mỗi tạng phru đều có một đường kinh mạch du hành ra vào để góp phần sinh hoá chung. Đường Dung Xuyên trong tác phẩm Y kinh tinh nghĩa đã viết: Thiên có kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, đó là ngũ hành; ngũ hành vạn hành không ngừng gọi là ngũ vận. Con người bẩm thụ ngũ vận sinh ra ngũ tạng, ngũ tạng ứng với ngũ vận. Thiên lại có phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả; lục khí nà tràn đầy ở vạn vật, con người bẩm thụ nó để có lục kinh. Mỗi tạng phủ đều có một kinh, tức là tất cả có 6 kinh, 6 kinh này nhằm ứng với lục khí của thiên”.

Nguồn HocTriLieu

CHIA SẺ:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này