Huyệt trên đường kinh Can
Kinh Can
- Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Đại đôn, các góc móng chân cái 1 phân, chạy qua mu bàn chân, rồi từ mắt cá trong lên trên 8 thốn theo mé trước mặt trong chân, sau đo theo đường giữa mặt trong chân chạy lên rồi vòng ra cơ quan sinh dục ngoài lên bụng dưới, chếch sang hông chạy lên ngực, cuối cùng kết thúc ở huyệt Cơ môn ở xương sườn thứ 2, tính từ đầu vú xuống.
- Giờ hoạt động mạnh nhất từ 1 đến 3 giờ sáng.
- Liên hệ biểu lý với kinh Đởm
- Chức năng: Can cai quản gân mạch, khai khiếu ở mắt, ngoài ra còn đảm nhận chức năng khơi thông, bài tiết và tàng trữ máu. Chức năng khơi thông và bài tiết của can được thể hiện qua hai nhiệm vụ: giải toả tâm trạng ức chế và thải chất độc ứ đọng trong cơ thể. Chức năng tàng chữ máu của can thể hiện qua hai nhiệm vụ là điều tiết máu lưu thông và làm ấm máu, đảm bảo sự trao đổi nhiệt trong cơ thể diễn ra bình thường.
- Cơ quan liên hệ: cơ quan sinh dục, mắt, gan, mật và hệ tiêu hoá.
Huyệt thường dùng
1- Huyệt Đại đôn – Trị các bệnh ở cơ quan sinh dục ngoài
Vị trí: Nằm cách góc trong móng chân cái 1 phân
Kĩ thuật trị liệu: Kết hợp ngải cứu huyệt này và huyệt Ẩn bạch sẽ chữa được chứng xuất huyết. Ngoài ra, còn chữa được các bệnh ở cơ quan sinh dục. Tác động bằng day bấm, ngải cứu, châm cứu đều đạt hiệu quả cao. Tuỳ vào từng bệnh, có thể tác động từ mau hoặc nhanh.
2- Huyệt Thái xung – Giúp ổn định huyết áp
Vị trí: Nằm trên mu bàn chân, cách kẽ chân thứ nhất 1,5 thốn, chỗ lõm giữa xương bàn ngón cái và ngón thứ 2.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thông can, giải toả u uất và điề hoà khí huyết. Huyệt này đau nhói hoặc có nốt sần là triệu chứng của huyết áp cao hay đau nhức, tê bại toàn thân. Đả thông huyệt này sẽ giúp ổn định huyết áp, nên làm thường xuyên mỗi ngày, mỗi lần day bấm bằng ngón tay từ 1-3 phút, có thể kế hợp day bấm thêm huyệt Hợp cốc.
3- Huyệt Chương môn – Trị đái tháo đường
Vị trí: Đứng thẳng, hai cánh tay áp sát người, tay co lên, ngón tay giữa ấn vào huyệt Khuyết bồn, nơi đầu khuỷu tay chạm vào là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Có tác dụng chữa chứng hư nhược của Tỳ, khí huyết ách tắc, u uất, chán ăn, khó tiêu, gan và lá lách sưng to. Là một trong 3 huyệt quan trọng để trị đái tháo đường cùng với Địa cơ và Tam âm giao. Tác động bằng cách day bấm, xoa, trà xát vùng huyệt, nên làm thường xuyên hàng ngày, cả hai bên cùng lúc.
4- Huyệt Kỳ môn – Thông gan và giải toả u uất
Vị trí: Nằm ở xương sườn thứ 2 tính từ đầu vú xống, tại khe liên sườn thứ 6 và bảy.
Kĩ thuật trị liệu: Thường dùng kĩ thuật trả xát vùng huyệt, hoặc day bấm vùng huyệt, mỗi lần làm từ 2-5 phút. Nên kết hợp với huyệt Vân môn bằng cách, sáng xoa bóp Vân môn, chiều tối xoa bóp Cơ môn. Làm như vậy đều đặn, sẽ giúp thông kinh lạc, phòng bệnh liên quan đến tuyến vú.
Nguồn HocTriLieu
Nhận xét
Đăng nhận xét