Chuyển đến nội dung chính

Huyệt trên đường kinh Tâm bào

 Huyệt trên đường kinh Tâm bào


Đường kinh tâm bào

Kinh Tâm bào

  • Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Thiên trì các đầu vú 1 thốn theo chiều ngang, chạy vòng lên nách rồi dọc xuống lòng bàn tay theo đường nằm giữa moạt trong cánh tay, cuối cùng kết thúc tại huyệt Trung xung ở đầu ngón tay.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 7 đến 9 giờ tối ,lúc này nên đi tản bộ và vỗ nhẹ kinh tâm bào, đây là cách dưỡng màng tim tốt nhất
  • Liên hệ biểu lý với kinh Tam tiêu
  • Chức năng: màng tim có chức năng bảo vệ và “thi hành mệnh lệnh” của tim, đồng thời thay tim hứng chịu mọi tổn thương.
  • Cơ quan liên hệ: mạch máu, tim, tay.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Khúc trạch – trị bực bội và mất ngủ
Vị trí: Cánh tay hơi gập, sờ lên ngấn khuỷu tay sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm giữa sợi gân này và ngấn khuỷu tay là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: có tác dụng hạ hoả, trừ phiền muộn. Vỗ huyệt này có thể trị được chứng bực bội, mất ngủ, mơ nhiều, mụn nhọt và lở loét vòng họng, ngứa.

2- Huyệt Nội quan – Trị phiền muộn và đau tim
Vị trí: Để ngửa cổ tay và bàn tay nắm, huyệt nằm giữa 2 sợi gân, cách ngấn cổ tay thứ nhất 2 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng trị bệnh do khí huyết không điều hoà gây nên như phiền muộn, đau tim, đau dạ dày, huyết áp không ổn định. Khi huyệt này nổi gân xanh, cong và sẫm màu nghĩa là kinh tâm bào bị tắc nghẽn, cần đề phòng bệnh tim bộc phát. Tác động bằng day ấn hoặc trà xát vào huyệt, mỗi lần làm từ 3-5 phút. Có thể dùng hai tay trà vào nhau, để làm nóng vùng huyệt này.

3- Huyệt Đại lăng – Trị chứng suy nhược thần kinh
Vị trí: Bàn tay ngửa và cổ tay hơi gập, huyệt này nằm giữa hai sợi gân trên ngấn tay thứ nhất.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng giúp trấn tĩnh, an thần, nên thường được dùng để trị chứng suy nhược thần kinh, khó ngủ, dễ thức giấc, hoảng loạn. Day bấm bằng ngón tay cái từ 1 đến 3 phút, làm lần lượt từng bên.

4- Huyệt Lao cung – Trị mụn nhọt và lở loét vòm họng
Vị trí: Để ngửa cổ tay và bàn tay nắm sao cho bốn đầu ngón tay áp nhẹ vào lòng bàn tay. Huyệt này nằm giữa ngón tay giữa và ngón áp úp, trên lòng bàn tay.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thanh tâm hạ hoả, thông khiếu tỉnh thần, chị chứng bệnh do tâm hoả quá mạnh gây nên như mụn nhỏ và lở loét vòm họng, hôi miệng, chảy máu cam. Tác động bằng cách day ấn bằng ngón cái, lần lượt từng bên, mỗi lần 2-5 phút.

5- Huyệt Trung xung – Cấp cứu tim 
Vị trí: Nằm ở đầu ngón tay giữa, cách móng tay khoảng 1 phân.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thông khiếu tỉnh thần và cấp cứu tim hiệu quả. Ngoài ra, huyệt có khả năng điều chỉnh nhịp tim, cũng được dùng để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Tự day bấm huyệt mỗi lần 1-3 phút, lấy ngón tay cái bấm vào huyệt trên cùng bàn tay hoặc khum các ngón tay lại xoa tròn vào lòng bàn tay kia khoảng 50 vòng.
 

Huyệt khúc trạch
Huyệt nội quan
Huyệt đại lăng
Huyệt Lao cung
Huyệt Trung xung

Nguồn HocTriLieu

CHIA SẺ:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này