Chuyển đến nội dung chính

Luyện hình: Vùng cột sống ngực 7 và thắt lưng

 Luyện hình: Vùng cột sống ngực 7 và thắt lưng


Luyện hình: vùng cột sống ngực 7 và thắt lưng

Vai trò của lực toàn thân

Để trở thành nhà trị liệu giỏi thì ngoài việc học tập liên tục những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trị liệu từ sách vở, từ các bài giảng, từ những lớp học thì việc luyện tập hàng ngày là điều không thể thiếu trong lịch làm việc của bạn. Một trong những mục tiêu khó khăn và cũng là mục tiêu bắt buộc phải đạt được đó chính là khả năng sử dụng lực toàn thân trong các thao tác, kĩ thuật trị liệu như massage, bấm huyệt, châm cứu… Lực toàn thân đóng vai trò cô cùng quan trọng trong việc tạo ra kết quả trị liệu tối ưu, ngoài ra lực toàn thân còn là một trong những “bảo bối” để người trị liệu có thể bảo toàn năng lượng của mình trong suốt quá trình trị liệu cho người khác. 

Hạ vai, lỏng hông

Trong các bài phân tích về Luyện hình của HTL, thì cũng đá nói khá nhiều về việc lỏng hông, hạ vai còn bài viết này sẽ phân tích kĩ lưỡng hơn nhằm giúp người học trị liệu mở mang tầm hiểu biết của mình để có thể nhanh chóng gia tăng khả năng trị liệu của bản thân một cách khoa học và chuẩn mực. Hạ vai, lỏng hông là thuật ngữ chỉ về trạn thái hai bả vai cần phải được buông lỏng, vùng hông eo (gân cơ vùng bẹn, khớp háng, thắt lưng, xương cùng khớp cùng chậu) cần phải dược thư giãn liên tục trong suốt quá trình vận động. 

Nếu bạn đứng yên, hoặc ngồi thì việc thả lỏng hai vai, thả lỏng bả vai, và vùng hông eo cũng không phải là khó, bởi vì chỉ cần đứng cho thẳng thoải mái, trọng tâm dồn lên hai lòng bàn chân, đầu gối hơi trùng nhẹ thì sẽ thấy cảm giác cơ thể trở nên nhẹ nhàng (trọng lượng dường như tan biến dần). Tuy nhiên, bạn thử đứng yên và từ từ dơ hai tay lên (theo chiều nào cũng được) thì bạn sẽ thấy là hình như cơ thể bắt đầu bị gồng cứng ở hai vai và vùng hông eo. Tưởng chừng đây là việc bắt buộc phải diễn ra để dơ hai tay lên, tuy nhiên thực tế đây chỉ là một thói quen sai lầm mà thôi, việc gồng cứng cơ thể trong lúc vận động là một sai lầm phổ biến nhất đối với mọi người trong chúng ta, đối với người làm trị liệu thì việc này cũng không rất phổ biến, phổ biến đến nỗi nó được cho là “việc đương nhiên” phải như thế, nếu không thế thì sẽ bị sai.

Bạn đưa hai tay lên, thì hãy luyện tập như thế này, hãy nhúc nhích tay đưa lên phía trước khoảng 1cm thôi, vâng chính xác là 1cm thôi đấy, thì bạn sẽ cảm nhận được các nhóm cơ trong cơ thể bắt đầu bị gồng cứng, bạn cần phải làm ngay các việc sau:

– Thư giãn vùng cổ 7

– Thư giãn hai bả vai và thắt lưng, bạn phải làm ngay lập tức chứ đừng để nó bị cứng lại.

Cứ nhấc lên 1cm lại làm như vậy, rồi tiếp tục như thế cho đến khi bạn không có khả năng buông lỏng được nữa thì đưa tay về vị trí cũ. Hiếm người nào có thể dịch chuyển tay lên phía trước khoảng 30-40cm mà không bị gồng cứng, nếu không luyện tập thì chắc chắn bạn không thể nào buông lỏng được hai vai. Bạn cần phải luyện tập chăm chỉ để tái tạo một thói quen mới, đấy là khả năng vận động mà cơ thể vẫn thả lỏng, đưa tay lên thì vai lại hạ xuống, dướng người lên mà hông lại thả lỏng. Đây cũng chính là ứng dụng học thuyến Âm – Dương trong vận động tự nhiên.

buong long vai, hong eo
Buông lỏng hai vai, hông eo, vùng cổ là bí quyết giúp người trị liệu dùng được lực toàn thân

Luyện tập hàng ngày

Luyện tập hàng ngày là việc làm cần thiết và bạn nên biến việc này thành một thói quen nhằm rèn luyện khả năng buông lỏng cơ thể của mình. Đây thực sự là thói quen rất tốt đối với người làm trị liệu. Bạn biết không, ngay trong thời điểm viết bài chia sẻ này tôi đang tập luyện bông lỏng hai vai và cổ tay trong lúc gõ trên bàn phím, hai tay tôi lúc này khá xa cơ thể, và đây chính là điều kiện tuyệt vời để học cách kiểm soát vùng cột sống cổ, hạ hai vai, buông lỏng hông eo. Vừa học vừa được tập luyện lại vừa tiết kiệm năng lượng quý giá trong cơ thể quả là điều rất tuyệt vời phải không?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này