Chuyển đến nội dung chính

Luyện Ý: Kết nối trong động tác trị liệu (kĩ thuật X-O)

 Luyện Ý: Kết nối trong động tác trị liệu


Luyện Ý: Kết nối trước khi bắt đầu 1 động tác trị liệu

Cơ bắp được điều khiển bởi Ý nghĩ

Trước khi cơ thể bạn chuyển động hay trước khi bạn bắt tay vào làm bất cứ điều gì thì thần kinh của bạn luôn phải “phóng ra” những xung động thần kinh hướng đến những thành phần cơ thể liên quan như cơ, gân, dây chằng, mạch máu… để giúp chúng cùng phối hợp với nhau để thực hiện một ý định nào đó của Tâm trí. Nếu không có sự điều khiển của hệ thống thần kinh thì cơ thể chúng ta sẽ thành một người thực vật, hoặc một người bị liệt. Vì cấu trúc cơ thể con người bản chất tự nhiên là như vậy nên để những động tác trị liệu của chúng ta trở nên hoàn chỉnh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn và ít mất sức hơn thì chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi bắt đầu thực hiện một kĩ thuật trị liệu nào đó.

Một kĩ thuật trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, bài viết này nói về cách bạn dùng Ý để tạo Lực cho một kĩ thuật trị liệu trở nên hiệu quả hơn. Thông thường, nếu chúng ta không sử dụng Ý để tạo thêm Lực cho kĩ thuật trị liệu, thì kĩ thuật của chúng ta chỉ là sự vận động đơn thuần cơ bắp mà thôi, nếu chỉ sử dụng cơ bắp thì kĩ thuật trị liệu sẽ bị thiếu hẳn đi một phần rất quan trọng đó là “Lực thông minh”. Người xưa vẫn nói câu “dùng Ý dẫn Khí, dùng Khí vận Thân” là ở chỗ này.

[Vỹ lư – gối – eo] [Vai hông – trỏ gối – tay chân]

Các kĩ thuật trị liệu rất đa dạng nhưng chung quy lại vẫn chỉ là những động tác của cơ thể, mà những động tác của cơ thể chung quy lại bao gồm những cặp đối lập như nâng lên – hạ xuống, tiến lên – lùi lại, đẩy ra – thu vào, ấn vào – thoát ra, vươn tới – lùi về… ở đây tôi chưa nói đến các kĩ thuật xoay người qua trái, qua phải bởi vì phần này cần một bài viết khác để giải thích kĩ lưỡng.

Vỹ lư – gối – eo: Kĩ thuật chữ O

Những động tác thuộc về nâng lên, tiến lên, đẩy ra, ấn vào, vương lên thì cần phải thực hiện kĩ thuật dùng Ý là Vỹ lư – gối – eo.

  • Vỹ lư chính là vùng xương cùng cụt
  • Gối là khe giữa hai khớp gối
  • Eo là vùng bụng dưới rốn khoảng 2 đốt ngón tay trỏ khi ta đứng

Để làm được kỹ thuật luyện Ý này, trước hết bạn tập trung vào phần xương cùng cụt của mình, nếu bạn khó cảm nhận thì có thể chạm tay vào vùng này để dễ cảm nhận hơn, sau đó bạn dùng Ý nghĩ tìm đến phần mặt trong của xương cùng cụt, tiếp theo bạn vẽ một vòng tròn từ mặt trong xương cùng cụt vòng xuống gối rồi vòng ngược lại về eo (như hình bên dưới). Khi Bạn vẽ vòng tròn (elip) như vậy thì  sẽ thấy đầu gối sẽ hơi trùng nhẹ xuống, xương cùng cụt sẽ hạ xuống dưới, và bụng có phần hóp lại.

vy lu goi em

Vai hông – trỏ gối – tay chân: Kĩ thuật chữ X

Đây là việc bạn cần làm trong suy nghĩ của mình nhằm kết nối cơ thể trước khi thực hiện các kĩ thuật hạ xuống, lùi lại, thoát ra, lùi về…

  • Vai là vùng khớp vai, cụ thể là vùng hõm nách
  • Hông là vùng khớp háng, hoặc toàn bộ vùng hông háng
  • Trỏ là cùi trỏ, là phần khe nhỏ mặt trong vùng trỏ tay
  • Gối là khớp gối, cụ thể là điểm giữa hai gân mặt sau khớp gối
  • Tay là lòng bàn tay
  • Chân là lòng bàn chân

Thực hiện như sau:

Ví dụ với một kĩ thuật đưa tay ra bấm huyệt, khi bạn đưa tay ra thì bạn cần phải thực hiện vòng tròn Vỹ lư – gối -eo (kĩ thuật chữ O) còn khi bạn đưa tay về thì bạn cần thực hiện kĩ thuật chữ X, việc thực hiện kĩ thuật chữ X theo trình tự sau

  1. Vai phải nối hông trái & vai trái nối hông phải
  2. Trỏ phải nối gối trái & trỏ trái nối gối phải
  3. Tay phải nói chân trái & tay trái nối chân phải
  4. Tất cả vùng nối này phải qua eo (hình bên dưới)

* Lưu ý:

  1. Tuyệt đối tránh việc làm căng cứng vùng hông háng (bẹn), bạn vẽ hình tròn nhưng tuyệt đối không được làm vùng hông eo của cơ thể bị căng cứng, bó chặt
  2. Làm 1 lần hoặc vài lần nếu bạn chưa thấy rõ ràng, không nên vẽ các vòng tròn đang sen vào nhau khi làm nhiều lần, mà chỉ có 1 vòng tròn mà thôi
  3. Thời gian vẽ một vòng tròn nối 3 điểm vỹ lư – gối – eo chỉ khoảng 3-5 giây cho người mới tập, còn thực hành quen thì chỉ 1 giây hoặc khi đã thuần thục thì sẽ ngắn hơn nhiều chỉ vào khoảng 1 phần nhỏ của giây.
  4. Làm kĩ thuật này trong suy nghĩ trước bạn thực hiện kĩ thuật trị liệu nâng lên, tiến lên, đẩy ra, ấn vào, vương lên…
  5. Hãy tập từ từ, đừng vội và cũng đừng làm nhiều lần quá, mỗi ngày chỉ lên tập luyện một chút ít mà thôi, tầm vài phút là đủ. Nếu bạn có 1 giờ làm trị liệu thì hãy làm kĩ thuật này tầm 1 hoặc vài phút ban đầu là đủ, bởi vì lúc mới học bạn sẽ làm khá chậm, đồng thời tâm trí cũng chưa đủ độ nhạy bén, linh hoạt, ổn định và sáng suốt để làm trong thời gian lâu. Chỉ cần làm một chút thôi – bạn hãy nhớ kĩ điều này
  6. Tất cả những kĩ thuật chữ O, chữ X điều có mục đích duy nhất làm cho cơ thể chuyển động từ Eo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này